Hà nội: 81+83 Lò đúc - 09.44.66.99.88 - TP HCM: 87 Trần não - 09.196.90.234
Blogs

Khói thuốc lá chứa một lượng lớn các chất hóa học mà gây ra phản ứng viêm trên cơ thể con người. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể gây ra vảy nến thông qua  cơ chế oxy hóa, viêm và di truyền. Thuốc lá làm hình thành các gốc tự do kích thích sự hoạt hóa vảy nến qua con đường tế bào. Thuốc lá hủy hoại da bằng cách tăng gốc oxy tự do và giảm biểu hiện gen của các chất chống oxy hóa. Nicotine ngoài ra còn kích thích tế bào miễn dịch bẩm sinh tương tác với các tác nhân gây ra vảy nến. Điều này làm kéo dài chu trình viêm mạn tính. Thuốc lá còn tăng cường biểu hiện của các gen mà được biết là làm tăng nguy cơ mắc vảy nến.1,2,5

 

Nghiên cứu chỉ ra rằng tăng mức độ hút thuốc tương ứng với nguy cơ cao hơn xuất hiện vảy nến nặng trong khi thời gian tích lũy thuốc ( bao-năm)  tăng lên tương ứng theo tiến triển của vảy nến. Nghiên cứu cũng trình bày một mức độ tăng nguy cơ mắc vảy nến với sự gia tăng phơi nhiễm với hút thuốc thụ động.

 

Ở một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc, số lượng, thời gian, sự kết thúc, sự phơi nhiễm khói thuốc với nguy cơ  mắc vảy nến trên tổng số 185,836 tình nguyện viên từ  ba nghiên cứu : Nghiên cứu sức khỏe của điều dưỡng số I (NHS), Nghiên cứu sức khỏe của điều dưỡng số II (NHS II), và Nghiên cứu theo dõi của Chuyên gia y tế (HPFS). Họ báo cáo rằng ở nghiên cứu NHS, 20% số ca mắc vảy nến có thể được ngăn ngừa bằng cai thuốc. Tương tự là 15% ở nghiên cứu NHS II và 19% trong nghiên cứu HPFS.  Đối với tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu,17.5%  số ca mắc vảy nến được cho là từng hút thuốc lá. Bằng chứng từ các nghiên cứu liên quan trong quá khứ dường như chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa hút thuốc và vảy nến ở phụ nữ hơn là đàn ông3

 

Nghiên cứu ngoài ra còn chỉ ra rằng nguy cơ mắc vảy nến tăng theo số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy nam giới mắc vảy nến hút thuốc lá hơn 10 điếu một ngày có biểu hiện vảy nến nặng hơn ở các chi. Ngoài ra cả nam và nữ giới mắc vảy nến mà hút thuốc được chứng minh là  giảm tỉ lệ cải thiện và khó đạt được sự thuyên giảm trong suốt quá trình điều trị.4  Trong một nghiên cứu bệnh chứng đa trung tâm trên 404 bệnh nhân vảy nến và 616 đối chứng, nguy cơ mắc vảy nến cao hơn ở người hút thuốc so với không hút thuốc và sự liên hệ với hút thuốc lá mạnh mẽ,chắc chắn hơn ở phụ nữ so với nam giới. Một mối liên hệ đặc biệt vững chắc còn được tìm thấy giữa hút hơn 15 điếu một ngày và vảy nến đầu chi. Một vài nghiên cứu quan sát và nghiên cứu bệnh chứng cho thấy tỉ lệ liên quan lên tới 94% giữa việc dùng thuốc lá ở bệnh nhân vảy nến đầu chi.6 

 

Hector Landaeta

 

Vì khói thuốc lá ngoài ra còn gây trở ngại cho kháng thể miễn dịch bằng cách cho phép vi khuẩn quanh răng xâm lấn và gây kích thích cục bộ. Các nhà nghiên cứu giả định rằng hút thuốc có thể hoạt động như một tác nhân hoặc yếu tố nguy cơ của bệnh lý quanh răng ở bệnh nhân mắc vảy nến. Để kiểm tra giả thuyết này cũng như tỉ lệ và mức độ bệnh lý quanh răng, các nhà nghiên cứu đánh giá một nhóm bệnh nhân vảy nến hút thuốc và không hút thuốc có kiểm soát. Trong nghiên cứu này thống kê rằng bệnh nhân vảy nến mà hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh lý quanh răng nặng nhiều hơn gấp gần 6 lần so với bệnh nhân không hút thuốc. 7

 

Một quan sát thú vị khác là sự tồn tại đồng thời một cách thường xuyên thói quen hút thuốc và thói quen uống rượu ở bệnh nhân vảy nến. Theo y văn, uống rượu được mô tả như là yếu tố gây ra vảy nến nhưng hút thuốc làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng người hút thuốc và uống rượu có nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến gấp 2 lần người không hút thuốc và không uống rượu8,9

 

Căng thẳng và lo lắng được thừa nhận là đều gây ra hoặc làm trầm trọng bệnh vảy nến. Các yếu tố căng thẳng tâm lý bao gồm: sự kiện tiêu cực cấp tính trong cuộc sống, căng thẳng mạn tính và các nguy cơ liên quan như hút thuốc. Căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng tới hành vi hút thuốc ( ví dụ bắt đầu, duy trì và tái nghiện) qua một số cơ chế. Đặc biệt, hút thuốc có thể có chức năng như một hành vi giải pháp qua đó nicotine được sử dụng như một chất đáp ứng tự thân với stress. Ngoài ra phơi nhiễm với stress có thể dẫn tới giảm sự tự điều chỉnh để kiểm soát cảm giác thôi thúc hút thuốc lá. Các nghiên cứu trước đây mô tả rằng các sự kiện căng thẳng cấp tính và sự tiếp xúc nhiều với tác nhân stress mạn tính (ví dụ liên quan công việc, tài chính hoặc các mối quan hệ) có tỉ lệ hút thuốc cao hơn so với người mà không bị tiếp xúc với tác nhân stress.10

 

Tóm lại, nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá có thể làm xuất hiện vảy nến  qua cơ chế oxy hóa, viêm, và di truyền. Hơn nữa, hút thuốc có mối liên quan tới mức độ nặng trên lâm sàng của vảy nến.Hút thuốc ngoài ra còn góp phần làm tăng tỉ lệ chết và tỉ lệ mắc do các rối loạn liên quan khói thuốc ở những bệnh nhân này. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là bỏ thuốc nếu có thể hoặc hạn chế ở mức thấp nhất, giữ số điếu hút mỗi ngày là nhỏ nhất, dưới 10 điều một ngày. Cố gắng thích nghi với các cơ chế khác như đối diện với căng thẳng, lo lắng. Bạn nên đọc bài viết: "Các kỹ thuật thư giãn cơ thể đơn giản". Dùng những kĩ thuật này bạn có thể giảm mức độ căng thẳng và lo lắng và cho phép bạn giảm số điếu thuốc.

 

Có thể đọc thêm trên blog của chúng tôi:

 

"Stress do vẩy nến - nhận diện các yếu tố gây stress và đáp ứng của bạn với stress";

 

"Bệnh vảy nến và đồ uống có cồn"

 

"Các kĩ thuật thư giãn tinh thần đơn giản – Phần  1";

 

Các kĩ thuật thư giãn tinh thần đơn giản – Phần 2".

 

THAM KHẢO

 

1. Armstrong AW, Armstrong EJ, Fuller EN, et al. Smoking and pathogenesis of psoriasis. Br J Dermatol 2011; 165: 1162-8.

2. Al-Rubaii A, Al-Ward N, Al-Waiz M. The age of onset of psoriasis and its relationship to smoking habits and stressful life events. Saudi Med J2003; 24:108.

3. Wenqing Li et al.; Smoking and Risk of Incident Psoriasis Among Women and Men in the United States: A Combined Analysis; American Journal of Epidemiology Advance Access published January 12, 2012; http://aje.oxfordjournals.org/content/early/2012/01/11/aje.kwr325.full.pdf+html

4. Behnam SM,Behnam SE, Koo JY.; Smoking and psoriasis.; Skinmed. 2005 May-Jun;4(3):174-6.

5. Armstrong AW, ; Psoriasis and smoking: a systematic review and meta-analysis; British Journal of DermatologyVolume 170, Issue 2, Article first published online: 18 FEB 2014

6. Freiman A. et al.; Cutaneous Effects of Smoking; Journal of Cutaneous Medicine and Surgery Volume 8 Number 6 December 2004

7. Antal M. et al.; Smoking as a Permissive Factor of Periodontal Disease in Psoriasis; PLOS ONE | www.plosone.org; March 2014 | Volume 9 | Issue 3 | e92333

8. Agnieszka B. Owczarczyk-Saczonek , Roman Nowicki; The association between smoking and the prevalence of metabolic syndrome and its components in patients with psoriasis aged 30 to 49 years; Postep Derm Alergol 2015; XXXII (5): 331–336 DOI: 10.5114/pdia.2015.54743

9. Naldi L, Peli L, Parazzini F. Association of early-stage psoriasis with smoking and male alcohol consumption: evidence from an Italian case-control study. Arch Dermatol1999; 135:1479–84.

10. Slopen N. et al.; Psychosocial stress and cigarette smoking persistence, cessation, and relapse over 9–10 years: a prospective study of middle-aged adults in the United States; Cancer Causes Control DOI 10.1007/s10552-013-0262-5

Thông tin liên quan
  • Các yếu tố khởi phát bệnh vảy nến là gì?
    Các yếu tố khởi phát bệnh vảy nến là gì?
    2017-01-07 07:55:10

    Vẩy nến là một bệnh da liễu có tính chất viêm mạn tính, tuy chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác nhưng các yếu tố miễn dịch và di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh....

  • Hiện tượng Koebner là gì?
    Hiện tượng Koebner là gì?
    2017-01-07 08:11:31

    Hiện tượng Koebner lần đầu được mô tả bởi Heinrich Koebner (1828-1904), một trong những bác sỹ da liễu nổi tiếng nhất thế kỷ 19. Những quan sát và nghiên cứu đầu tiên của ông khởi nguồn từ những...

  • Stress, hồi hộp, trầm cảm và vảy nến
    Stress, hồi hộp, trầm cảm và vảy nến
    2017-01-07 08:20:03

    Nhịp tim nhanh, đau đầu, cứng cổ, đau lưng, thở nhanh, ra mồ hôi hay đau bụng là những triệu chứng hay gặp của stress, lo âu hay trầm cảm. Nhiều ý kiến cho rằng các bệnh lý da liễu có mối tương...

  • Stress do vẩy nến - nhận diện các yếu tố gây stress và đáp ứng của bạn với stress
    Stress do vẩy nến - nhận diện các yếu tố gây stress và đáp ứng của bạn với stress
    2017-01-07 08:26:35

    Hãy chú ý tới những gì cơ thể nói với với bạn. Cơ thể bạn có thể biểu hiện một mô hình đáp ứng stress hằng định, và do đó, nếu bạn biết rõ những đáp ứng này, bạn có thể đi trước một bước trong việc...

  • Các kĩ thuật thư giãn cơ thể đơn giản
    Các kĩ thuật thư giãn cơ thể đơn giản
    2017-01-09 08:22:19

    Điều quan trọng là bạn và chính bạn phải tự mình kiểm soát, tìm ra giải pháp tốt nhất cho bản thân và đảm bảo sẽ duy trì thực hiện nó – hãy nhớ điều này không chỉ dựa vào việc tuân thủ kế hoạch...