Hà nội: 81+83 Lò đúc - 09.44.66.99.88 - TP HCM: 87 Trần não - 09.196.90.234

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

 

Việc Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu tăng cao... sử dụng tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980). Để chẩn đoán viêm da cơ địa cần có ít nhất 4 tiêu chuẩn chính + ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ.

 

 

 

4 tiêu chuẩn chính

 

- Ngứa

 

- Di truyển: Tiểu sử gia đình có người bị mắc bênh viêm da cơ địa hoặc bệnh cơ địa dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng

 

- Viêm da mãn tính và bị tái phát

 

- Vị trí và hình dạng chỗ thương tổn da

 

+ Trẻ em: Chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi

 

+ Người lớn: Dày da, Lichen vùng nếp gấp

 

 

Trước và Sau 8 tuần điều trị Viêm da cơ địa bằng phương pháp Dr Michaels

 

3 tiêu chuẩn phụ

 

- Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát.

 

- Viêm môi.

 

- Khô da.

 

- Đục thủy tinh thể.

 

- Dị ứng thức ăn.

 

- Mặt: Đỏ, tái.

 

- Xét nghiệm máu: IgE tăng (IgE là 1 trong những loại kháng thể có trong máu. IgE tăng cao khi có tình trạng liên quan đến dị ứng)

 

- Chàm ở bàn tay.

 

- Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát.

 

- Phản ứng da tức thì týp 1 dương tính.- Vẩy phấn trắng.

 

- Ngứa khi ra mồ hôi.

 

- Chứng da vẽ nổi (Biểu hiện tình trạng da dễ bị ngứa và dễ bị kích thích khi gặp các tác nhân kích thông thường từ môi trường. Nếu gãi hoặc chà xát thì ngay lập tức vùng da đó sẽ đỏ lên và nổi thành một đường hằn cao hơn mặt da. Càng gãi càng ngứa. Ở một số trường hợp, có lúc không có một vết gì trên da nhưng nếu dùng một vật gì đó vẽ lên da thì sẽ xuất hiện một ban đỏ thành vệt theo nét vẽ, rồi vệt này lan ra và nổi gờ cao hơn mặt da.)

 

- Giác mạc hình chóp

 

- Các thương tổn khác giống dày sừng nang lông

 

- Nếp dưới mắt Dennie- Morgan

 

- Tuổi phát bệnh sớm.

 

- Quầng thâm quanh mắt.

 

- Chàm núm vú.

 

 

Trước và Sau 8 tuần điều trị Viêm da cơ địa bằng phương pháp Dr Michaels

 

Điều trị bệnh viêm da cơ địa

 

Các loại thuốc chính dùng để điều trị bệnh viêm da cơ địa:

 

Thuốc chống ngứa: để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như chlorpheniramin…

 

Thuốc chống bội nhiễm: tùy theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh thích hợp. Trong trường hợp viêm da cơ địa có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh.

 

Các thuốc bôi ngoài da

 

- Hồ nước: dùng trong giai đoạn đầu, da mới đỏ, chảy nước ít, có tác dụng làm dịu da, đỡ ngứa.

 

- Dung dịch: thường dùng dung dịch sát trùng, tẩy rửa nhẹ như jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Dùng trong giai đoạn viêm da cơ địa bán cấp. Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi thương tổn. Không được dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.

 

- Tư vấn cho người bệnh tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát.

 

Kem dưỡng ẩm: phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.

 

Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng: tư vấn cho bố mẹ bệnh nhân không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ.

 

Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân.

 

Tùy theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.

 

--------------------------------------------------

 

5 bước cơ bản xây dựng phác đồ điều trị theo phương pháp Dr Michaels cho bệnh Viêm da cơ địa

 

Các Bác sỹ chuyên khoa tại hệ thống phòng khám Dr Michaels Psoriasis sẽ tiến hành các bước chẩn đoán triệu chứng, xác định nguyên nhân gây kích hoạt căn bệnh và xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt, được tối ưu hóa phù hợp đối với từng bệnh nhân:

 

1. Xem xét bệnh sử và xác định yếu tố kích hoạt khởi phát căn bệnh.

 

2. Xác định các yếu tố kích hoạt thứ phát tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng căn bệnh.

 

3. Phát triển kế hoạch điều trị dành riêng cho cho từng bệnh nhân để kiểm soát căn bệnh NGAY LẬP TỨC.

 

4. Điều trị các triệu chứng và điều trị các nguyên nhân kích hoạt căn bệnh để giúp bạn đạt được thuyên giảm dài hạn.

 

5. Hỗ trợ và hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm soát căn bệnh bằng phác đồ duy trì dành riêng cho từng người.