Hà nội: 81+83 Lò đúc - 09.44.66.99.88 - TP HCM: 87 Trần não - 09.196.90.234
Blogs

BỆNH ĐI KÈM LÀ GÌ?

 

Bệnh đi kèm là sự xuất hiện của nhiều bệnh hoặc nhiều rối loạn có liên quan đến bệnh đã mắc, trong trường hợp này là bệnh vẩy nến.

 

NGUY CƠ GIA TĂNG

 

Bệnh nhân mắc vẩy nến tăng khả năng mắc một hoặc một số các loại bệnh/tình trạng khác có cùng chức năng miễn dịch với bệnh vẩy nến.

 

SƠ ĐỒ 1: Các bệnh đi kèm theo Vẩy nến

 

 

Viêm mắt –

Viêm mống mắt

Viêm màng bồ đào

Viêm thượng cùng mắt

 

Rối loạn tâm lý và tâm thần - Trầm cảm lo âu

Tự tử

Nghiện ngập

Bệnh viêm đường ruột –

Bệnh Crohn

Viêm loét đại tràng

Không dung nạp gluten

Hội chứng ruột kích thích

 

Hội chứng chuyển hóa –

Bệnh về tim mạch – Tăng áp động mạch/ Xơ vữa động mạch Gan nhiễm mỡ không do rượu

Ung thư hạch bạch huyết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngưng thở lúc ngủ

Không dung nạp gluten

Bệnh Parkinson

Ung thư hạch bạch huyết

Tiểu đường kháng insulin

Béo phì

Rối loạn mỡ máu (Tăng cholesterol)

 

 

Viêm khớp vẩy nến

Các bệnh lý cột sống

 

Bệnh Nha chu

Viêm nướu bong vảy 

Nứt lưỡi và viêm lưỡi bản đồ 

 

Bệnh thận

Bệnh thận mãn tính

 

Đột ngột nghe kém do thần kinh cảm giác (SSNHL) 

1, 2, 3

 

Nhìn chung, các vấn đề về nhãn khoa (mắt) xảy ra ở khoảng 10% trường hợp bị vẩy nến và bao gồm viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, khô giác mạc, áp xe giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm cơ mắt, viêm loét giác mạc, viêm võng mạc, viêm màng bồ đào và quặm mi kèm theo mi mọc lệch và rụng mi ở mí mắt.

 

Mối liên quan giữa bệnh béo phì và bệnh vẩy nến là chủ đề đã được một số báo cáo và nghiên cứu xác nhận rằng có sự tương quan mật thiết giữa trọng lượng cơ thể và tỉ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Có ý kiến đề xuất cho rằng bệnh vẩy nến dẫn đến béo phì qua quá trình cách ly xã hội, thói quen ăn uống không lành mạnh, trầm cảm, dùng nhiều các chất chứa cồn, và lười vận động (rõ rệt hơn ở những bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến). Nhưng giả thuyết khác lại cho rằng béo phì là tiền đề khiến bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến.

 

 

Giả thiết này được cân nhắc, tuy nhiên, mức độ tiền viêm nhiễm mãn tính thấp ở cả hai điều kiện đều dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đi kèm, bao gồm khả năng cao phát triển thành bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa, và dễ mắc các bệnh về tim mạch. 6

 

Đối với các bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc vẩy nến rất quan trọng khi thực hiện tầm soát tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận và rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol) vào thời điểm chẩn đoán, từ thực tế của việc điều trị bệnh vẩy nến có thể khiến quá trình điều trị các bệnh đi kèm trở nên phức tạp, hoặc tình trạng bệnh đi kèm có thể khiến việc điều trị bệnh vẩy nến phức tạp hơn.

 

 

SSNHL được định nghĩa là tình trạng mất khả năng nghe thanh âm tiêu chuẩn với mức 30 dB (decibel) ở 3 tần số liên tục trong 3 ngày hoặc ít hơn.  Tình trạng này theo ước tính xuất hiện từ 5 đến 30 ca trong 100.000 trường hợp mỗi năm.  Theo thông tin sơ bộ từ các tác giả nghiên cứu, độ tuổi trung bình xuất hiện SSNHL là từ 50 dến 60 tuổi, tỉ lệ tương đương với cả đàn ông và phụ nữ. Hầu hết các trường hợp là khiếm thính một bên tai (một lỗ tai), chỉ khoảng 5% trường hợp là khiếm thính hai bên tai (ảnh hưởng hai lỗ tai). Tình trạng này có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng đến điếc hoàn toàn và có thể ảnh hưởng đến tần số cao, thấp hoặc tất cả. Ù tai xảy ra ở khoảng 80% bệnh nhân và chóng mặt vào khoảng 30%. Đến khoảng 80% bệnh nhân được báo cáo có cảm giá nghẽn tai.Tự miễn dịch được mô tả là căn nguyên của chứng Đột ngột nghe kém do thần kinh cảm giác; tương tự như tự miễn dịch là căn nguyên của nhiều bệnh về da như Bệnh vẩy nến v.v Trong một nghiên cứu các nhà nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc Bệnh vẩy nến, sau 6 năm theo dõi, có tỉ lệ xuất hiện SSNHL cao hơn 1,51 lần so với các bệnh nhân trong nhóm đối chúng.8

 

 

Với các bệnh nhân mắc vẩy nến đã điều trị bệnh trong vài năm, quan trọng là cần phải thực hiện kiểm tra sức khỏe hàng năm để đảm bảo họ không xuất hiện các tình trạng bệnh đi kèm.

 

Thay đổi lối sống có thể có ích trong việc trì hoãn bệnh lý đi kèm, hoặc kiểm soát được cả bệnh vẩy nến và tình trạng bệnh đi kèm. Những thay đổi này bao gồm việc bỏ hút thuốc, giảm hoặc bỏ các chất có cồn, giảm lượng đường dung nạp, thay đổi chế độ ăn có nhiều rau xanh, ít thịt đỏ và nếu béo phì, hãy giảm cân.

 

Vui lòng đọc BLOG của chúng tôi – Bệnh vẩy nến và Chế độ ăn – Phần 1 và 2, Bệnh vẩy nến và Các chất cồn, Bệnh vẩy nến và Hút thuốc

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Arzu K?l?ç, Seray Cakmak; PSORIASIS AND COMORBIDITIES; EMJ Dermatol. 2013;1:78-85.

2. Howa Yeung et al.;Psoriasis Severity and the Prevalence of Major Medical Comorbidity – A Population-Based Study; JAMA Dermatol. 2013;149(10):1173-1179. doi:10.1001/jamadermatol.2013.5015

3. Aurangabadkar SJ. Comorbidities in psoriasis. Indian J Dermatol Venereol Leprol 2013;79, Suppl S1:10-7

4. Agnieszka B. Owczarczyk-Saczonek , Roman Nowicki; The association between smoking and the prevalence of metabolic syndrome and its components in patients with psoriasis aged 30 to 49 years; Postep Derm Alergol 2015; XXXII (5): 331–336 DOI: 10.5114/pdia.2015.54743

5. Dediol I. et al.; ASSOCIATION OF PSORIASIS AND ALCOHOLISM: PSYCHODERMATOLOGICAL ISSUE; Psychiatria Danubina, 2009; Vol. 21, No. 1, pp 9–13

6. Carrascosa J.M. et al.; Obesity and Psoriasis: Inflammatory Nature of Obesity, Relationship Between Psoriasis and Obesity, and Therapeutic Implications; Actas Dermosifiliogr.2014;105:31-44 – Vol. 105 Num.1 DOI: 10.1016/j.adengl.2012.08.024

7. Schreiber BE. et al.; Sudden sensorineural hearing loss.; Lancet.2010 Apr 3;375(9721):1203-11. doi: 10.1016/S0140-6736(09)62071-7.

8. Sesha Prasad, M. Sreedhar Rao, A. V. S. Hanumantha Rao, D. Satyanarayana, S. Muneeruddin Ahmed, M. Mahendra Kumar. “Audiological Evaluation in Auto: Immune Skin Diseases- A Clinical Study of 124 Patients”. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences 2015; Vol. 4, Issue 30, April 13; Page: 5128-5137, DOI: 10.14260/jemds/2015/749

 

Thông tin liên quan
  • Các yếu tố khởi phát bệnh vảy nến là gì?
    Các yếu tố khởi phát bệnh vảy nến là gì?
    2017-01-07 07:55:10

    Vẩy nến là một bệnh da liễu có tính chất viêm mạn tính, tuy chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác nhưng các yếu tố miễn dịch và di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh....

  • Hiện tượng Koebner là gì?
    Hiện tượng Koebner là gì?
    2017-01-07 08:11:31

    Hiện tượng Koebner lần đầu được mô tả bởi Heinrich Koebner (1828-1904), một trong những bác sỹ da liễu nổi tiếng nhất thế kỷ 19. Những quan sát và nghiên cứu đầu tiên của ông khởi nguồn từ những...

  • Stress, hồi hộp, trầm cảm và vảy nến
    Stress, hồi hộp, trầm cảm và vảy nến
    2017-01-07 08:20:03

    Nhịp tim nhanh, đau đầu, cứng cổ, đau lưng, thở nhanh, ra mồ hôi hay đau bụng là những triệu chứng hay gặp của stress, lo âu hay trầm cảm. Nhiều ý kiến cho rằng các bệnh lý da liễu có mối tương...

  • Stress do vẩy nến - nhận diện các yếu tố gây stress và đáp ứng của bạn với stress
    Stress do vẩy nến - nhận diện các yếu tố gây stress và đáp ứng của bạn với stress
    2017-01-07 08:26:35

    Hãy chú ý tới những gì cơ thể nói với với bạn. Cơ thể bạn có thể biểu hiện một mô hình đáp ứng stress hằng định, và do đó, nếu bạn biết rõ những đáp ứng này, bạn có thể đi trước một bước trong việc...

  • Các kĩ thuật thư giãn cơ thể đơn giản
    Các kĩ thuật thư giãn cơ thể đơn giản
    2017-01-09 08:22:19

    Điều quan trọng là bạn và chính bạn phải tự mình kiểm soát, tìm ra giải pháp tốt nhất cho bản thân và đảm bảo sẽ duy trì thực hiện nó – hãy nhớ điều này không chỉ dựa vào việc tuân thủ kế hoạch...