Hà nội: 81+83 Lò đúc - 09.44.66.99.88 - TP HCM: 87 Trần não - 09.196.90.234
Hỏi đáp
  •  1 
  •  
  •  2 
  •  
  • 3
  • Tại sao tôi sử dụng sản phẩm đã 2 tuần mà tình trạng da không được cải thiện, thậm chí tình trạng bệnh còn trầm trọng hơn?

    Tình trạng này có thể xảy ra có thể do những nguyên nhân sau:

     

    - Bạn đã sử dụng thuốc tại chỗ có thành phần corticoid trong thời gian dài, và ngưng sử dụng loại thuốc này một cách đột ngột gây ra tình trạng tái phát nẩy ngược làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn trong tháng điều trị đầu tiên.

     

    - Bạn không tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng, ví dụ như dùng thuốc 1 lần/ ngày hoặc không đủ 2 lần/ ngày liên tục trong thời gian điều trị tích cực.

     

    - Bạn không thử phản ứng thuốc 72 tiếng theo đúng hướng dẫn trước khi sử dụng.

     

    - Các yếu tố kích hoạt khởi phát và thứ phát vẫn tiếp tục hoạt động và chưa được khống chế.

     

    Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cách xử lý hiệu quả khi gặp tình trạng nêu trên.

     

     


    Trước khi đến phòng khám tôi có phải làm xét nghiệm gì không?

    Những xét nghiệm cần thiết để xác định các yếu tố kích hoạt khởi phát và thứ phát:

     

    - Nhóm máu. (AOB)

     

    - Công thức máu toàn bộ, cholesterol toàn phần và glucose máu.

     

    - CRP, IgG và Cortisol máu buổi sáng.

     

    - Xét nghiệm chức năng gan và thận.

     

    - IgE toàn phần, IgE đặc hiệu - Panel dị ứng 1.

     

     


    Các sản phẩm Dr Michaels có phải là thuốc hay không?

    Tất cả các loại thuốc uống (PSC100PSC200PSC300PSC400PSC500PSC900PSC1500) và các thuốc bôi (Cleansing GelScalp & Body OintmentSkin Conditioner) mà chúng tôi sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, cực kỳ hiệu quả trong việc giúp phá vỡ chu kỳ kích hoạt triệu chứng (Stimulus – Symptom Cycle), đã được đăng ký là thuốc thảo dược (Listed Medicine) tại Cơ quan quản lý dược phẩm Úc (TGA) với số đăng ký có ký hiệu là Aust – L. Các sản phẩm cũng đã được đăng ký và sử dụng rộng rãi tại châu Âu. Tại Việt nam, các sản phẩm đã được đăng ký và nhập khẩu theo đúng các qui định của Bộ Y tế.

     

    Xem tài liệu ở đây: (nhấn vào tên thuốc để xem tài liệu tiếng Anh trực tiếp từ Cơ quan quản lý dược phẩm Úc - TGA)

     

    PSC 100

     

    PSC 200

     

    PSC 300

     

    PSC 400

     

    PSC 500

     

    PSC 900

     

    PSC 1500

     

    - Cleansing Gel

     

    Scalp & Body Ointment

     

    - Skin Conditioner

     

     


    Các sản phẩm Dr Michaels hiện tại đang được phân phối tại những quốc gia nào?

     

    Các sản phẩm Dr Michaels hiện tại đang được phân phối và sử dụng rộng rãi tại những quốc gia sau: (ấn vào tên quốc gia)

     

     

    Australia & New Zeland

     

     

    Czech Republic   Hungary    Slovak Republic  Poland   Norway   Vietnam  

     

     


    Yếu tố nào làm kích hoặt căn bệnh vẩy nến?

    Bệnh vảy nến là một bệnh da viêm mãn tính và cho đến nay nguyên nhân chính xác của căn bệnh vảy nến vẫn chưa được sáng tỏ, sự rối loạn hệ miễn dịch và yếu tố di truyền được xem là đóng một vai trò quan trọng làm phát triển căn bệnh.

     

    Bệnh vảy nến thường gặp ở những người có gen HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt gen HLA-CW6 được tìm thấy ở 87% bệnh nhân vảy nến. Hệ miễn dịch vì một lý do nào đó đã bị kích hoạt một cách sai lầm, do đó đã làm tăng tốc chu kỳ tăng trưởng của tế bào da giữa các phản ứng miễn dịch khác.

     

    Các nghiên cứu cho thấy rằng một người có phát triển bệnh vảy nến hay không tùy thuộc vào các yếu tố kích hoạt. Những yếu tố kích hoạt nguyên phát này làm khởi phát bệnh, và các yếu tố kích hoạt thứ phát làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

     

    Những yếu tố kích hoạt nguyên phát bao gồm:

     

    1. Hiện tượng Koebner: là các tổn thương da ví dụ như vết cắn động vật, bỏng, sấy điện, tróc da, đông lạnh, sự cọ xát, vết thương do súng đạn, côn trùng đốt, rách da, cắt móng tay, đi giày quá chật, sự chèn ép, cạo râu, phẫu thuật ghép, đường rạch phẫu thuật, lột băng vải, mút ngón tay, tia X, bỏng nắng, xăm mình (gây chấn thương da)

     

    2. Stress : lo lắng, trầm cảm, bệnh tâm lý, ví dụ : rối loạn stress sau chấn thương.

     

    3. Tác động của một số loại thuốc , ví dụ

    -Thuốc kháng sốt rét, ví dụ Doxycycline, chloroquine;

    -Lithium: điều trị trầm cảm hay rối loạn tâm thần;

    -Ức chế men chuyển : thuốc điều trị cao huyết áp;

    -Thuốc kháng viêm, ví dụ ibuprofen hay indomethacin;

    -Ức chế bê ta : dùng cho bệnh nhân suy tim;

    -Corticosteroid: được kê toa cho nhiều bệnh khác nhau. Sự ngừng thuốc ở liều tương đối cao một cách đột ngột có thể là một yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến.

     

    4. Nhiễm trùng: ở một số người, thường là trẻ em và những người trẻ, một dạng vảy nến được gọi là vảy nến thể giọt hình thành sau một đợt nhiễm trùng họng do Streptococcus (lưu ý: đa số bệnh nhân bị nhiễm trùng họng do Streptococcus sẽ không xuất hiện vảy nến), nhiễm trùng hô hấp trên như là viêm hầu họng do Streptococcus hay viêm xoang.  Người có hệ miễn dịch suy yếu như là bệnh nhân HIV sẽ dễ bị vảy nến hơn.

     

    Có một số yếu tố kích hoạt thứ phát và những yếu tố này làm trầm trọng tình trạng bệnh một khi nó được kích hoạt, và sẽ tiếp tục làm cho tình trạng xấu hơn.

     

    Những yếu tố này là :

     

    - Uống rượu bia;

     

    - Hút thuốc lá;

     

    - Tiếp xúc với hoá chất, ví dụ sản phẩm tẩy rửa ở trong nhà hay trong nhà máy (có thành phần cơ bản là chlorine) thuốc diệt gián hay bọ chét, hít khói thuốc lá thụ động, những sản phẩm làm tóc như thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc, sơn,sơn mài, chất pha loãng, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nickel và thuốc nhuộm da…;

     

    - Cơ thể bị mất nước;

     

    - Táo bón hay tiêu chảy;

     

    - Thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố;

     

    - Phản ứng với thời tiết: ví dụ như trời chuyển lạnh;

     

    - Ăn các thực phẩm bất lợi (có tính acid hay có tính lợi tiểu): cà chua, ớt, ớt chuông, trái cây chua họ cam, chanh, dâu, khóm, nước ngọt có gas, đồ ăn ngọt (sô cô la, bánh ngọt, kem, kem lạnh), tea, cà phê, thịt đỏ, phụ gia thực phẩm, các chất bảo quản.

     

    Không phải tất cả bệnh nhân vảy nến sẽ phản ứng với tất cả những yếu tố kích hoạt nêu trên, vì vậy điều tốt nhất nên làm là ghi nhận lượng thực phẩm, nước uống … đã tiêu thụ, bạn ngủ như thế nào, bạn đã trải qua những stress nào, có tiếp xúc với hoá chất và những yếu tố môi trường khác không và đồng thời theo dõi triệu chứng của bạn, ví dụ: ngứa tăng lên, cảm giác kích thích, xuất hiện những sang thương mới, hay sang thương cũ trở nên tệ hơn …. Lưu ý rằng một số yếu tố kích hoạt ví dụ như tổn thương da có thể không thấy sự bùng phát ngay trong 10 đến 14 ngày sau khi xảy ra sự kiện kích hoạt, vì vậy nếu bạn chú ý thấy mình bị muỗi cắn hay côn trùng đốt, hãy ghi nhận ngày tháng và ghi chú bất kỳ sự bùng phát muộn nào xảy ra sau đó.

     

    Tài liệu tham khảo

    1. Višnja Milavec-Puretić et al.; Drug Induced Psoriasis; Acta Dermatovenerol Croat 2011;19(1):39-42

    2. Kuchekar A.B. et al.; Psoriasis: A comprehensive review; Int. J. of Pharm. & Life Sci. (IJPLS), Vol. 2, Issue 6: June: 2011, 857-877 857

    3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu, số: 75/QĐ-BYT, 2015. 161-162.

     


    Bao nhiêu lâu thì tôi phải tái khám?

    Bệnh nhân cần tái khám vào các tuần thứ 2, 4, 6, 8 kể từ khi bắt đầu điều trị (tái khám sau mỗi 2 tuần), hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

     


    Tôi có thể xin thông tin của một số bệnh nhân đã điều trị thành công tại phòng khám để tham khảo hay không?

    Phòng khám Dr Michaels Psoriasis & Skin Clinic thực hiện chính sách bảo mật thông tin sức khỏe và đời tư của bệnh nhân theo một quy trình nghiêm ngặt, thông tin chỉ được chia sẻ nếu được sự đồng ý bằng văn bản của bệnh nhân hoặc theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm theo đúng qui định của pháp luật.

     

    Đó là lý do tại sao chúng tôi không thể tự tiện cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào của bệnh nhân. Xin cám ơn sự thông hiểu của bạn.

     


    Phòng khám chuyên khoa Dr Michaels Psoriasis & Skin Clinic có thể điều trị những căn bệnh gì?
    • Mụn trứng cá/ Viêm lỗ chân lông (Acne/Foliculitis)
    • Á vẩy nến (Parapsoriasis En Plaques)
    • Viêm da cơ địa/ Chàm (Eczema/Dermatitis)
    • Nám da (Pigmentated Skin)
    • Nấm da (Fungal Infection)
    • Vẩy phấn hồng, vẩy phấn trắng (Pityriasis)
    • U hạt (Granulomas)
    • Ma cà rồng (Porphyrias)
    • Loét da siêu vi Herpes (Herpes Simplex Virus)
    • Vẩy nến (Psoriasis)
    • Vẩy cá (Ichthyosis)
    • Vẩy nến khớp (Psoriatic Arthritis)
    • Ngứa da (Itching)
    • Chứng đỏ mặt (Rosacea)
    • Ban hạt kê (Miliaria)
    • Xơ cứng bì (Scleroderma)
    • Nấm móng (Nail Infections)
    • Nổi mày đay (Urticaria - Hives)
    • Hạt cơm, mụn cóc (Papilloma Virus - Warts)
    • Bạch biến (Vitiligo)
    • Dày sừng nang lông (Keratosis Pilaris)
     
    • Rụng tóc/Hói đầu (Alopecia)
    • Chốc lở (Impetigo)
    • U mềm lây (Molluscum Contagiosum)
    • Dày sừng tiết bã (Seborrheic Keratosis)
    • Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)
    • Sẹo/ Nếp nhăn (Scars/Wrinkles)
    • Sẩn cục (Prurigo Nodularis)
    • Rối loạn chuyển hóa tinh bột (Lichen Amyloid)
     

     

     


  •  1 
  •  
  •  2 
  •  
  • 3