Hà nội: 81+83 Lò đúc - 09.44.66.99.88 - TP HCM: 87 Trần não - 09.196.90.234
Hỏi đáp về Bệnh vẩy nến
  •  1 
  •  
  • 2
  • Hướng dẫn sử dụng đúng cách các sản phẩm Dr Michaels Soratinex?

     

    Khuyến nghị sử dụng kết hợp đầy đủ cả 04 thành phần nêu trên 2 lần/ ngày liên tục trong thời gian tối thiểu là 8 tuần, vào buổi sáng và buổi tối, chi tiết như sau:

     

    Bước 1: làm ướt rồi bôi Soratinex Gel làm sạch vào khu vực các tổn thương và mát xa đều các khu vực đã bôi. Để chờ trong 3 - 5 phút và sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau khô bằng khăn khô mềm.

     

    Bước 2: bôi Soratinex Cream đều lên các khu vực bị tổn thương và xoa đều nhẹ nhàng các khu vực đã bôi.

     

    Bước 3: chờ từ 2 – 5 phút rồi bôi tiếp Soratinex Oil lên trên lớp mỡ. Lưu ý không được rửa hoặc lau sạch sau bước này.

     

    Bước 4: uống 1 viên Soratinex 300 sau ăn.

     


    Sản phẩm Dr Michaels Soratinex có được cung cấp mẫu để thử?

    Xin được nhấn mạnh rằng điều quan trọng là cần phải sử dụng kết hợp tất cả 04 sản phẩm Dr Michaels Soratinex trong suốt quá trình tám tuần để đạt được kết quả yêu cầu. Mẫu thử luôn luôn chỉ được cung cấp với số lượng nhỏ, do đó sẽ không thể nhận được bất kỳ kết quả tích cực với lượng mẫu ít ỏi. Ngoài ra, Dr Michaels Soratinex là sản phẩm từ thiên nhiên, có tác dụng tới các vùng bị ảnh hưởng một cách tự nhiên, nên không giống sản phẩm có nguồn gốc hóa học khác mà khi sử dụng có thể cảm nhận thấy kết quả ngay sau lần sử dụng đầu tiên. Đó là lý do tại sao chúng tôi không cung cấp mẫu thử. Xin cám ơn sự thông hiểu của bạn.

     


    Sử dụng Dr Michaels Soratinex có phù hợp ngay cả đối với các hình thức nghiêm trọng của bệnh vẩy nến?

    Câu trả lời là có, sản phẩm Dr Michaels Soratinex rất thích hợp ngay cả đối với các hình thức nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Chúng tôi đã có kết quả rất tốt với các hình thức bệnh vẩy nến. Sản phẩm Dr Michaels Soratinex phù hợp để sử dụng trên toàn bộ cơ thể, ngoại trừ bộ phận sinh dục. Khi sử dụng trên mặt, cần tránh vùng mắt.

     

     


    Thời gian điều trị bệnh vẩy nến là bao nhiêu lâu?

    - Đối với tình trạng bệnh nhẹ và trung bình, thời gian điều trị khoảng 8 - 12 tuần.

     

    - Đối với tình trạng bệnh rất nặng hoặc vẩy nến toàn thân, thời gian điều trị khoảng 4 - 6 tháng.

     

     


    Tại sao tôi sử dụng sản phẩm đã 2 tuần mà tình trạng da không được cải thiện, thậm chí tình trạng bệnh còn trầm trọng hơn?

    Tình trạng này có thể xảy ra có thể do những nguyên nhân sau:

     

    - Bạn đã sử dụng thuốc tại chỗ có thành phần corticoid trong thời gian dài, và ngưng sử dụng loại thuốc này một cách đột ngột gây ra tình trạng tái phát nẩy ngược làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn trong tháng điều trị đầu tiên.

     

    - Bạn không tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng, ví dụ như dùng thuốc 1 lần/ ngày hoặc không đủ 2 lần/ ngày liên tục trong thời gian điều trị tích cực.

     

    - Bạn không thử phản ứng thuốc 72 tiếng theo đúng hướng dẫn trước khi sử dụng.

     

    - Các yếu tố kích hoạt khởi phát và thứ phát vẫn tiếp tục hoạt động và chưa được khống chế.

     

    Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cách xử lý hiệu quả khi gặp tình trạng nêu trên.

     

     


    Yếu tố nào làm kích hoặt căn bệnh vẩy nến?

    Bệnh vảy nến là một bệnh da viêm mãn tính và cho đến nay nguyên nhân chính xác của căn bệnh vảy nến vẫn chưa được sáng tỏ, sự rối loạn hệ miễn dịch và yếu tố di truyền được xem là đóng một vai trò quan trọng làm phát triển căn bệnh.

     

    Bệnh vảy nến thường gặp ở những người có gen HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt gen HLA-CW6 được tìm thấy ở 87% bệnh nhân vảy nến. Hệ miễn dịch vì một lý do nào đó đã bị kích hoạt một cách sai lầm, do đó đã làm tăng tốc chu kỳ tăng trưởng của tế bào da giữa các phản ứng miễn dịch khác.

     

    Các nghiên cứu cho thấy rằng một người có phát triển bệnh vảy nến hay không tùy thuộc vào các yếu tố kích hoạt. Những yếu tố kích hoạt nguyên phát này làm khởi phát bệnh, và các yếu tố kích hoạt thứ phát làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

     

    Những yếu tố kích hoạt nguyên phát bao gồm:

     

    1. Hiện tượng Koebner: là các tổn thương da ví dụ như vết cắn động vật, bỏng, sấy điện, tróc da, đông lạnh, sự cọ xát, vết thương do súng đạn, côn trùng đốt, rách da, cắt móng tay, đi giày quá chật, sự chèn ép, cạo râu, phẫu thuật ghép, đường rạch phẫu thuật, lột băng vải, mút ngón tay, tia X, bỏng nắng, xăm mình (gây chấn thương da)

     

    2. Stress : lo lắng, trầm cảm, bệnh tâm lý, ví dụ : rối loạn stress sau chấn thương.

     

    3. Tác động của một số loại thuốc , ví dụ

    -Thuốc kháng sốt rét, ví dụ Doxycycline, chloroquine;

    -Lithium: điều trị trầm cảm hay rối loạn tâm thần;

    -Ức chế men chuyển : thuốc điều trị cao huyết áp;

    -Thuốc kháng viêm, ví dụ ibuprofen hay indomethacin;

    -Ức chế bê ta : dùng cho bệnh nhân suy tim;

    -Corticosteroid: được kê toa cho nhiều bệnh khác nhau. Sự ngừng thuốc ở liều tương đối cao một cách đột ngột có thể là một yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến.

     

    4. Nhiễm trùng: ở một số người, thường là trẻ em và những người trẻ, một dạng vảy nến được gọi là vảy nến thể giọt hình thành sau một đợt nhiễm trùng họng do Streptococcus (lưu ý: đa số bệnh nhân bị nhiễm trùng họng do Streptococcus sẽ không xuất hiện vảy nến), nhiễm trùng hô hấp trên như là viêm hầu họng do Streptococcus hay viêm xoang.  Người có hệ miễn dịch suy yếu như là bệnh nhân HIV sẽ dễ bị vảy nến hơn.

     

    Có một số yếu tố kích hoạt thứ phát và những yếu tố này làm trầm trọng tình trạng bệnh một khi nó được kích hoạt, và sẽ tiếp tục làm cho tình trạng xấu hơn.

     

    Những yếu tố này là :

     

    - Uống rượu bia;

     

    - Hút thuốc lá;

     

    - Tiếp xúc với hoá chất, ví dụ sản phẩm tẩy rửa ở trong nhà hay trong nhà máy (có thành phần cơ bản là chlorine) thuốc diệt gián hay bọ chét, hít khói thuốc lá thụ động, những sản phẩm làm tóc như thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc, sơn,sơn mài, chất pha loãng, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nickel và thuốc nhuộm da…;

     

    - Cơ thể bị mất nước;

     

    - Táo bón hay tiêu chảy;

     

    - Thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố;

     

    - Phản ứng với thời tiết: ví dụ như trời chuyển lạnh;

     

    - Ăn các thực phẩm bất lợi (có tính acid hay có tính lợi tiểu): cà chua, ớt, ớt chuông, trái cây chua họ cam, chanh, dâu, khóm, nước ngọt có gas, đồ ăn ngọt (sô cô la, bánh ngọt, kem, kem lạnh), tea, cà phê, thịt đỏ, phụ gia thực phẩm, các chất bảo quản.

     

    Không phải tất cả bệnh nhân vảy nến sẽ phản ứng với tất cả những yếu tố kích hoạt nêu trên, vì vậy điều tốt nhất nên làm là ghi nhận lượng thực phẩm, nước uống … đã tiêu thụ, bạn ngủ như thế nào, bạn đã trải qua những stress nào, có tiếp xúc với hoá chất và những yếu tố môi trường khác không và đồng thời theo dõi triệu chứng của bạn, ví dụ: ngứa tăng lên, cảm giác kích thích, xuất hiện những sang thương mới, hay sang thương cũ trở nên tệ hơn …. Lưu ý rằng một số yếu tố kích hoạt ví dụ như tổn thương da có thể không thấy sự bùng phát ngay trong 10 đến 14 ngày sau khi xảy ra sự kiện kích hoạt, vì vậy nếu bạn chú ý thấy mình bị muỗi cắn hay côn trùng đốt, hãy ghi nhận ngày tháng và ghi chú bất kỳ sự bùng phát muộn nào xảy ra sau đó.

     

    Tài liệu tham khảo

    1. Višnja Milavec-Puretić et al.; Drug Induced Psoriasis; Acta Dermatovenerol Croat 2011;19(1):39-42

    2. Kuchekar A.B. et al.; Psoriasis: A comprehensive review; Int. J. of Pharm. & Life Sci. (IJPLS), Vol. 2, Issue 6: June: 2011, 857-877 857

    3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu, số: 75/QĐ-BYT, 2015. 161-162.

     


  •  1 
  •  
  • 2